Người mua khôn 1 gặp lừa đảo khéo 10 lừa tiền kịch tính hơn phim

Nhiều người mua bất động sản dù dày dặn kinh nghiệm và rất cẩn thận trong quá trình giao dịch vẫn không thể thoát khỏi những cái bẫy cực kỳ tinh vi do các nhóm lừa đảo chuyên nghiệp dàn dựng. Sau khi chiếm đoạt hàng tỷ đồng, chúng lập tức bỏ trốn.

Công chứng viên Phí Văn Thành bị bắt vì vi phạm quy định Luật công chứng
Công chứng viên Phí Văn Thành bị bắt vì vi phạm quy định Luật công chứng

Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Thuận đã thực hiện lệnh bắt tạm giam Phí Văn Thanh (63 tuổi, ngụ phường Phú Thủy, TP. Phan Thiết), Trưởng Văn phòng công chứng Tiến Đạt (xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam) để điều tra về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh phê chuẩn.

Theo cơ quan điều tra, Phí Văn Thanh đã vi phạm quy định của Luật Công chứng, tạo điều kiện cho Hồ Thị Ngọc Yến (28 tuổi, ngụ xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận) làm giả chữ ký, chữ viết tay và nhiều lần lừa đảo nhiều người mua, chiếm đoạt hàng tỷ đồng.

Năm 2019, Ngọc Yến và chồng là Huỳnh Văn Thu (36 tuổi) bị cơ quan CSĐT Công an Bình Thuận ra quyết định truy nã do liên quan đến vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” bằng hình thức cấp tráo sổ đỏ hết sức tinh vi.

Cụ thể, sau khi hỏi thông tin và được biết chị T đang có nhu cầu bán căn nhà trên đường Nguyễn Thái Học, TP. Phan Thiết, vợ chồng Yến cùng nhiều đồng phạm lập tức lên kế hoạch đóng giả người mua hàng để tiếp cận chị T. Sau khi thương lượng và chốt giá bán căn nhà là 7 tỷ đồng (nhưng trong hợp đồng chỉ có 1 tỷ đồng), hai bên hẹn ngày ra công chứng.

Trong quá trình đó, nhóm của Yến đã làm giả bộ hồ sơ chứng nhận nhà đất mang tên bà T. Khi công chứng xong, lợi dụng chị T sơ hở, Yến đã dùng thủ đoạn tráo sổ đỏ thật với sổ đỏ giả mà nạn nhân không hề hay biết. Sau khi lấy được sổ đỏ thật của bà T nhóm của Yến liền tìm người khác bán lại. Khi bà T phát hiện ra sự việc liền gọi điện với Yến thì nhóm đối tượng này đã cao chạy xa bay.

Bà T sau đó đến phòng công chứng và được công chứng viên thừa nhận có sai sót, đề nghị được đền bù nhưng bà T không đồng ý và báo cơ quan công an điều tra.

Những vụ lừa đảo nhà đất ngày càng tinh vi
Những vụ lừa đảo nhà đất ngày càng tinh vi

Với những thủ đoạn tinh vi tương tự như trên các nhóm lừa đảo đã gây ra rất nhiều vụ án khắp cả nước. Mới đây nhất là vụ lừa đảo bất động sản do Hoàng Thị Kiều Trang (31 tuổi) ở Đồng Nai cầm đầu khiến dư luận choáng váng bởi mức độ “đầu tư” khủng của nhóm lừa đảo.

Cụ thể, biết chị N. ở TP.HCM đang tìm mua mảnh đất tại phường Thống Nhất, TP.Biên Hòa, nhóm của Trang lập tức tiếp cận. Ngay sau khi tìm hiểu thông tin về thửa đất trên Trang thuê người làm giả giấy chứng nhận, giả CMND, hộ khẩu đứng tên chủ đất.

Tiếp theo, đối tượng này mở một tài khoản ngân hàng mới. Thậm chí, thuê nguyên căn nhà để làm văn phòng công chứng, làm con dấu giả và bố trí người trong nhóm đóng giả công chứng viên. Sau đó, Trang dẫn chị N đến phòng công chứng để thực hiện giao dịch bằng các hợp đồng được làm giả một cách tỉ mỉ. Sau khi ra công chứng, tin tưởng đã mua được đất, chị N chuyển ngay số tiền 4 tỷ đồng cho Trang.

Nhóm Trang sau khi lấy được tiền đã tiêu hủy giấy tờ rồi bỏ trốn. Tuy nhiên, các đối tượng này sau đó đã bị Công an tỉnh Đồng Nai bắt giữ để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Năm 2020, Công an tỉnh Bình Phương cũng đã phá một vụ án lừa đảo bất động sản do Trịnh Thanh Tâm (Cần Thơ) và Đoàn Văn Huy (An Giang) cầm đầu. Nhóm lừa đảo này đã thu thập hồ sơ giả, sổ đỏ của nhiều bất động sản, trước khi rao bán với giá rẻ để dụ nhiều người mua. Nhóm lừa đảo này đã chiếm đoạt hơn 13 tỷ đồng của nhiều nạn nhân trước khi bị phát giác.

Anh Sơn, một nhà đầu tư bất động sản chia sẻ, những năm gần đây, nhiều vụ lừa đảo bằng cách làm giả giấy tờ bất động sản diễn ra với thủ đoạn tinh vi, khó phân biệt ngay cả với người có kinh nghiệm. Những kẻ lừa đảo thường có tổ chức chặt chẽ và cách thức thực hiện được dàn dựng tỉ mỉ khiến người mua dù có mất tiền, mất giấy tờ cũng không hề hay biết.

Theo ông Sơn, để tránh rủi ro, người có nhu cầu bán nhà đất nên cẩn thận khi tiếp xúc với người mua, không nên cung cấp quá nhiều thông tin cá nhân, giấy tờ, sổ đỏ (bản chính) mà chỉ nên sử dụng bản photocopy khi người mua có nhu cầu. Nếu phát hiện bị mất giấy tờ, sổ đỏ cần trình báo ngay với cơ quan công an.

Đối với những người có nhu cầu mua nên tìm hiểu kỹ thông tin về đất đai, pháp lý, đặc biệt đề phòng khi đất được rao bán với giá thấp bất thường. Người mua cũng nên liên hệ với người bán và đến văn phòng đăng ký đất đai, chính quyền địa phương để hỏi thêm thông tin về mảnh đất mình định mua.

Nếu quý khách cần tư vấn kinh nghiệm giao dịch và các thông tin về pháp lý, an cư lẫn đầu tư BĐS tại Đà Nẵng – Hội An hãy liên hệ ngay cho chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm và uy tín tại Phong Land để nhận được danh sách các BĐS chuẩn pháp lý, hạ tầng, giá cả phải chăng,… Quý khách có thể lại yêu cầu cụ thể cho BDS PHONG LAND theo form bên dưới hoặc liên hệ ngay Hotline 0906 77 43 43 để được hướng dẫn chi tiết. Trân trọng!

chia sẻ:
Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest

bài viết liên quan

bài viết mới

dự án tiêu biểu

Asiana Đà Nẵng sở hữu tầm nhìn view biển 100%

CĂN HỘ ASIANA

GIỚI THIỆU Asiana Đà Nẵng là dự án căn hộ cao cấp nằm trong chuỗi

YÊU CẦU PHONG LAND LIÊN HỆ TƯ VẤN DỰ ÁN