• Home
  • -
  • Tư vấn luật
  • -
  • Cần gì để tránh rủi ro khi mua nhà hình thành trong tương lai?

Cần gì để tránh rủi ro khi mua nhà hình thành trong tương lai?

Hỏi: Tôi đã mua nhiều dự án hình thành trong tương lai nhưng vẫn chưa có kinh nghiệm nhiều và chuẩn để hạn chế rủi ro, xin BĐS Phong Land tư vấn giúp tôi. Theo tôi thì nhiều người vẫn đang thiếu thông tin này. Xin cảm ơn!

Cần gì để tránh rủi ro khi mua nhà hình thành trong tương lai?
Cần gì để tránh rủi ro khi mua nhà hình thành trong tương lai?

Trả lời: Phong Land cảm ơn anh Huân đã quan tâm và đặt câu hỏi pháp lý cho BĐS Phong Land, sau khi nhận câu hỏi của anh phòng pháp lý đã có trả lời giải đáp cho anh Huân tại TP HCM như sau: (Ở đây đang ấy dẫn chứng 1 trường hợp là dự án căn hộ Thảo Điền để áp dụng chung cho trường hợp mua nhà hình thành trong tương lai).

Theo Sở Xây dựng TP, người dân cần tìm hiểu kỹ về tính pháp lý của dự án căn hộ Thảo Điền (đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, TP. Thủ Đức với tổng diện tích 4.967,3m2) trước khi ký hợp đồng để hạn chế thiệt hại.

Theo Sở Xây dựng, do chủ đầu tư đã thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai nên đơn vị này phải thay đổi nội dung thế chấp để giảm bớt tài sản (trừ trường hợp chủ đầu tư, bên mua và bên nhận thế chấp có thỏa thuận khác).

Chủ đầu tư phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo quy định để bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của ngân hàng đối với khách hàng trong trường hợp không bàn giao nhà theo đúng tiến độ đã cam kết.

Sở Xây dựng khuyến cáo người dân cần tìm hiểu kỹ pháp luật, điều kiện mua bán căn hộ chung cư trước khi ký hợp đồng mua bán. Điều này nhằm hạn chế thiệt hại, phát sinh tranh chấp trong quá trình mua bán căn hộ. Sở cũng yêu cầu chủ đầu tư không được mua bán, huy động vốn dưới mọi hình thức khi chưa đáp ứng đủ điều kiện, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.

Cần gì để tránh rủi ro khi mua nhà hình thành trong tương lai?
Cần gì để tránh rủi ro khi mua nhà hình thành trong tương lai?

Nhiều người băn khoăn làm sao để khách hàng tránh được rủi ro khi mua căn hộ Thảo Điền, nhà hình thành trong tương lai nói chung; Trong trường hợp không may mua phải và gặp rủi ro thì có cách nào xử lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình không?

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh có một số cổ phần hợp pháp như sau:

Cách phòng tránh rủi ro khi mua nhà hình thành trong tương lai:

Người mua nhà ở hình thành trong tương lai gặp rủi ro do thiếu thông tin về Chủ đầu tư, không tìm hiểu kỹ về dự án trước khi mua.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 147 Luật Nhà ở 2014, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp công trình, nhà ở thuộc dự án tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn đầu tư, trường hợp Chủ đầu tư đã Thế chấp nhà ở mà có nhu cầu huy động vốn góp để phân chia nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở hoặc có nhu cầu bán, cho thuê mua nhà ở đó thì phải giải chấp nhà ở này trước khi ký hợp đồng huy động vốn góp, hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở với khách hàng, trừ trường hợp được bên góp vốn, bên mua, thuê mua nhà ở và bên nhận thế chấp đồng ý. Việc xác định nhà ở đã được giải chấp trước khi ký hợp đồng huy động vốn góp, hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở với khách hàng theo quy định tại khoản này được nêu rõ trong văn bản thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở.

Cách phòng tránh rủi ro khi mua nhà hình thành trong tương lai
Cách phòng tránh rủi ro khi mua nhà hình thành trong tương lai

Theo khoản 1 Điều 55 Luật kinh doanh bất động sản năm 2014, điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh là có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án; trường hợp là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành trong tương lai thì phải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà đó.

Đồng thời, theo khoản 2 Điều 55 Luật kinh doanh bất động sản năm 2014, trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, Chủ đầu tư phải có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Chủ đầu tư về nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua; trường hợp không đủ điều kiện phải nêu rõ lý do.

Căn cứ vào các quy định nêu trên và tình hình thực tế, khách hàng cần chú ý những nội dung cơ bản sau đây để tránh gặp rủi ro khi mua nhà ở hình thành trong tương lai:

Thứ nhất, tùy từng trường hợp cụ thể, người mua nhà ở hình thành trong tương lai phải yêu cầu Chủ đầu tư cho xem các giấy tờ liên quan nêu trên, chứng minh tính pháp lý đầy đủ của dự án trước khi quyết định đặt cọc, thanh toán tiền mua căn hộ.

Đối với những người mua không có khả năng kiểm tra giấy tờ hoặc ít nắm rõ về vấn đề này thì nên nhờ một người am hiểu về pháp luật bất động sản tham gia cùng để tư vấn, hỗ trợ giúp (như là luật sư, chuyên gia pháp lý về bất động sản…).

Thứ hai, tra cứu trên Cổng thông tin điện tử Sở Xây dựng của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương dự án nhà ở hình thành trong tương lai đó đã được Sở Xây dựng công bố đủ điều kiện để mở bán hay chưa.

Thứ ba, cần tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin về Chủ đầu tư (như là tình hình tài chính, mức độ uy tín, các dự án khác trước đó của Chủ đầu tư này được thực hiện như thế nào…) để phần nào hạn chế rủi ro.

Thứ tư, khi nào ngân hàng bảo lãnh đối với dự án cam kết cho người mua nhà ở hình thành trong tương lai vay vốn để mua căn hộ đó thì mới thực hiện việc đặt cọc, mua căn hộ. Tránh trường hợp người mua đã xuống tiền đặt cọc mới đi làm thủ tục vay vốn và khi đó bị ngân hàng từ chối.

Cách xử lý khi gặp rủi ro khi giao dịch với các CĐT không uy tín:

Cách xử lý khi gặp rủi ro khi giao dịch với các CĐT không uy tín
Cách xử lý khi gặp rủi ro khi giao dịch với các CĐT không uy tín

Trường hợp người mua nhà ở hình thành trong tương lai gặp rủi ro (do lỗi của Chủ đầu tư) thì cần có cách xử lý cụ thể như sau:

Thứ nhất, trước tiên người mua cần làm việc lại với Chủ đầu tư, yêu cầu họ giải quyết thỏa đáng để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho mình. Đôi khi, Chủ đầu tư vi phạm xuất phát từ việc lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách hàng; nếu khách hàng nắm rõ quy định của pháp luật và trình bày cho Chủ đầu tư biết thì có thể họ vì sự uy tín của mình, không muốn sự việc đi quá xa rồi ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của họ… thì họ sẽ khắc phục hậu quả (bồi thường thiệt hại hoặc hoàn trả tiền đã nhận kèm theo lãi suất do hai bên thỏa thuận…).

Thứ hai, trong trường hợp bên mua đã làm việc với Chủ đầu tư nhưng họ không đưa ra phương án khắc phục hậu quả do vi phạm của họ gây ra thì tùy từng trường hợp cụ thể mà bên mua có thể kiện Chủ đầu tư ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng đặt cọc, mua bán căn hộ vô hiệu do bị lừa dối hoặc vi phạm pháp luật. Thậm chí, nếu có dấu hiệu phạm tội (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174; tội lừa dối khách hàng theo Điều 198 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017…)) thì có thể tố cáo đến cơ quan công an.

Nếu quý khách cần tư vấn các thông tin kinh nghiệm giao dịch, pháp lý, an cư lẫn đầu tư BĐS tại Đà Nẵng – Hội An hãy liên hệ ngay cho chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm tại Phong Land để nhận được danh sách các BĐS chuẩn pháp lý, hạ tầng, giá cả phải chăng,… Quý khách có thể lại yêu cầu cụ thể cho BDS PHONG LAND theo form bên dưới hoặc liên hệ ngay Hotline 0906 77 43 43 để được hướng dẫn chi tiết. Trân trọng!

chia sẻ:
Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest

bài viết liên quan

bài viết mới

dự án tiêu biểu

Asiana Đà Nẵng sở hữu tầm nhìn view biển 100%

CĂN HỘ ASIANA

GIỚI THIỆU Asiana Đà Nẵng là dự án căn hộ cao cấp nằm trong chuỗi

YÊU CẦU PHONG LAND LIÊN HỆ TƯ VẤN DỰ ÁN